Thông báo thành công
Cảm ơn bạn
đã đăng ký tư vấn!
Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian
sớm nhất có thể. Mọi thắc mắc vui lòng liên
hệ: 8424 7303 8668 - 84 988 612 206
Thông báo thành công
Email không hợp lệ. Vui lòng nhập lại
email đúng định dạng.
Trang chủ / Tài Nguyên / Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ phận L&D - phần 1 &2

Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ phận L&D - phần 1 &2

Ngày đăng: 21/01/2025
LinkedIn Messenger
Để đánh giá một cách toàn diện vai trò của bộ phận đào tạo, doanh nghiệp cần dựa vào những tiêu chí cụ thể, đảm bảo bộ phận L&D không ngừng cải tiến và phát triển.
Đối với mỗi doanh nghiệp, bộ phận đào tạo (L&D) không chỉ là nơi tổ chức các khóa học mà còn là cầu nối giúp phát triển kỹ năng, thúc đẩy hiệu quả công việc và góp phần đạt được mục tiêu kinh doanh. Để đánh giá một cách toàn diện vai trò của bộ phận đào tạo, doanh nghiệp cần dựa vào những tiêu chí cụ thể, đảm bảo bộ phận L&D không ngừng cải tiến và phát triển.
Danh mục

    Phần 1: Đánh giá tổng quan

    Tầm nhìn, Sứ mệnh và Kế hoạch hoạt động

    Bộ phận đào tạo sẽ phát huy hết khả năng khi có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, gắn kết với định hướng của doanh nghiệp. Việc này không chỉ thể hiện qua công tác xây dựng kế hoạch hoạt động mà còn thông qua cách thức truyền đạt thông tin đến các phòng ban trong công ty.

    • Yếu: Không có tầm nhìn, sứ mệnh hoặc kế hoạch hoạt động rõ ràng; những yếu tố trên không gắn kết với chiến lược doanh nghiệp tại các phòng ban.
    • Cơ bản: Có tầm nhìn và sứ mệnh nhưng chưa liên kết sâu sắc với mục tiêu kinh doanh.
    • Khá: Tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu cụ thể của bộ phận đào tạo được tích hợp chặt chẽ trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
    • Tốt: Tầm nhìn và sứ mệnh được cập nhật linh hoạt theo thay đổi trong chiến lược kinh doanh.

    Vai trò Người đồng hành và Tư vấn viên

    Bộ phận đào tạo cần phát huy vai trò là người đồng hành và là tư vấn viên cho các phòng ban khác, chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu đào tạo, không chỉ giới hạn ở việc triển khai khóa học mà còn tư vấn giải pháp tổng thể.

    • Yếu: Bộ phận đào tạo chỉ tập trung vào các chức năng hành chính, bị động trong cập nhật các nhu cầu đào tạo.
    • Cơ bản: Kịp thời đáp ứng yêu cầu đào tạo của các phòng ban nhưng chưa có sự chủ động.
    • Khá: Bộ phận L&D chủ động phân tích và đưa ra các giải pháp đào tạo khác nhau, đính kèm cả chi phí.
    • Tốt: Trở thành đối tác chiến lược của các phòng ban trong công ty, giữ vai trò tư vấn giúp nâng cao hiệu quả công việc qua các giải pháp đào tạo sáng tạo.

    Xây dựng kế hoạch đào tạo

    Kế hoạch đào tạo không chỉ là bảng biểu đơn giản mà cần được xây dựng có chiến lược, linh hoạt, và có tầm nhìn dài hạn.

    • Yếu: Không thực hiện lập kế hoạch đào tạo.
    • Cơ bản: Bộ phận đào tạo hỗ trợ các phòng ban trong công ty xác định nhu cầu đào tạo.
    • Khá: Kế hoạch đào tạo được lên chi tiết theo từng năm, đáp ứng nhu cầu đào tạo cụ thể.
    • Tốt: Kế hoạch đào tạo dài hạn từ 3 năm, có sự tham gia từ các đơn vị, giảng viên nội bộ, và khách hàng.

    Ngân sách đào tạo

    Ngân sách là yếu tố quyết định khả năng triển khai các chương trình đào tạo hiệu quả và bền vững.

    • Yếu: Không có ngân sách đào tạo.
    • Cơ bản: Ngân sách được lập cho từng yêu cầu đào tạo nhưng không có kế hoạch dài hạn.
    • Khá: Ngân sách hàng năm dựa trên kế hoạch và đánh giá nhu cầu thực tế.
    • Tốt: Được xem xét và điều chỉnh định kỳ, dự báo cho các yêu cầu đào tạo phát sinh và cải thiện ngân sách cho tương lai.

    Quản lý dự án đào tạo

    Quản lý dự án hiệu quả giúp bộ phận đào tạo điều hành các chương trình đạt kết quả cao, đảm bảo tính tổ chức và đáp ứng mục tiêu đề ra.

    • Yếu: Thiếu quy trình quản lý dự án.
    • Cơ bản: Có sử dụng một số biểu mẫu quản lý.
    • Khá: Quy trình quản lý dự án được cập nhật khi cần.
    • Tốt: Quy trình được áp dụng hệ thống, cập nhật định kỳ, đảm bảo các dự án đào tạo đạt hiệu quả cao.

    Gắn bó với Ban điều hành và Cán bộ lãnh đạo

    Khả năng tiếp cận và thu hút sự ủng hộ của ban điều hành là yếu tố quyết định cho sự thành công của bộ phận đào tạo.

    • Yếu: Bộ phận đào tạo vận hành theo yêu cầu tức thời, thiếu sự kết nối.
    • Cơ bản: Bắt đầu tiếp cận để dành sự ủng hộ cho các kế hoạch phát triển kỹ năng.
    • Khá: Có thể liên hệ với ban điều hành định kỳ và nhận sự quan tâm thực sự.
    • Tốt: Ban điều hành ủng hộ, tham gia và đóng vai trò là người đỡ đầu cho các dự án đào tạo.

    Phát triển nhân sự trong bộ phận đào tạo

    Bộ phận đào tạo cần có đội ngũ nhân sự được phát triển liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong doanh nghiệp.

    • Yếu: Ít hoặc không có hỗ trợ cho đội ngũ đào tạo.
    • Cơ bản: Còn hạn chế trong phát triển và hỗ trợ hệ thống nhân sự đào tạo.
    • Khá: Được quan tâm, thảo luận quy trình hoạt động định kỳ.
    • Tốt: Nhân sự được dành thời gian, nguồn lực để phát triển kỹ năng và nghề nghiệp.

    Cập nhật xu hướng đào tạo

    Để luôn tiên phong trong lĩnh vực đào tạo, bộ phận đào tạo cần cập nhật xu hướng mới nhất để nâng cao hiệu quả và đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

    • Yếu: Không có phương pháp cập nhật xu hướng.
    • Cơ bản: Chỉ có nhận thức tối thiểu về xu hướng.
    • Khá: Thường xuyên cập nhật nhưng không gắn kết với hoạt động kinh doanh.
    • Tốt: Bộ phận đào tạo cập nhật và tạo ra xu hướng, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh.

    Phần 2: Khả năng xây dựng và Triển khai chương trình đào tạo

    Trong mọi tổ chức, việc xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo hiệu quả là một yếu tố then chốt giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đóng góp trực tiếp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các tiêu chí dưới đây sẽ giúp tổ chức định hình rõ hơn về khả năng của đội ngũ đào tạo trong việc tạo dựng các chương trình có giá trị.

    Phân tích nhu cầu đào tạo

    Phân tích nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên và quan trọng để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của tổ chức và các mục tiêu kinh doanh. Đánh giá đúng nhu cầu đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường hiệu quả học tập của nhân viên.

    • Yếu: Chưa thực hiện phân tích nhu cầu hoặc đánh giá thiếu toàn diện, không xác định được những kỹ năng cần thiết.
    • Cơ bản: Có thực hiện phân tích, nhưng chỉ ở mức độ Cơ bản và thiếu chiều sâu, chủ yếu dựa trên các tiêu chí chung chung.
    • Khá: Đã phân tích nhu cầu một cách chi tiết, dựa trên các số liệu và thông tin cụ thể từ các phòng ban và các bộ phận liên quan.
    • Tốt: Phân tích nhu cầu đào tạo toàn diện, áp dụng phương pháp chuyên nghiệp, đưa ra các định hướng cụ thể và sát với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

    Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp

    Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của từng đối tượng nhân viên, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Một chương trình đào tạo có cấu trúc rõ ràng, nội dung hấp dẫn và thực tiễn sẽ góp phần thúc đẩy động lực và sự cam kết của người học.

    • Yếu: Chương trình đào tạo thiếu cấu trúc, nội dung chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo, không hấp dẫn và dễ gây nhàm chán.
    • Cơ bản: Chương trình có cấu trúc Cơ bản nhưng thiếu sự tinh chỉnh phù hợp với từng đối tượng học viên.
    • Khá: Chương trình được thiết kế tỉ mỉ, nội dung phong phú và hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu của hầu hết học viên.
    • Tốt: Chương trình được thiết kế linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với từng đối tượng học viên, kết hợp với các phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm tối ưu hóa quá trình học tập.

    Khả năng triển khai chương trình đào tạo

    Triển khai chương trình đào tạo đòi hỏi một quy trình chặt chẽ, bao gồm việc tổ chức, sắp xếp và quản lý lớp học một cách hiệu quả. Bộ phận đào tạo cần phải có khả năng kiểm soát tốt các hoạt động liên quan đến tổ chức đào tạo, từ việc lên kế hoạch chi tiết cho đến quản lý thời gian, nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật.

    • Yếu: Quy trình triển khai không khoa học, tổ chức lỏng lẻo dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong đào tạo.
    • Cơ bản: Triển khai chương trình có quy trình Cơ bản nhưng thiếu tính linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề phát sinh.
    • Khá: Quy trình triển khai rõ ràng, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ.
    • Tốt: Triển khai chương trình đào tạo một cách toàn diện, kiểm soát tốt từng giai đoạn, sẵn sàng giải quyết mọi tình huống và đảm bảo trải nghiệm học tập tốt nhất cho người tham gia.

    Khả Năng Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình

    Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo là bước quan trọng để đo lường mức độ đạt được mục tiêu đề ra và để tìm ra những điểm cần cải thiện. Một quy trình đánh giá hiệu quả cần dựa trên các tiêu chí rõ ràng, phản ánh đúng nhu cầu của doanh nghiệp và tạo điều kiện cải tiến cho những chương trình đào tạo sau.

    • Yếu: Chưa có phương pháp đánh giá hoặc đánh giá thiếu chính xác, không phản ánh đúng hiệu quả của chương trình.
    • Cơ bản: Đánh giá hiệu quả chỉ dừng ở mức độ sơ bộ, không có tiêu chí rõ ràng và chưa tận dụng các dữ liệu phân tích.
    • Khá: Quy trình đánh giá hiệu quả được xây dựng cụ thể, có các tiêu chí rõ ràng và áp dụng tốt các phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu.
    • Tốt: Đánh giá hiệu quả đào tạo toàn diện, dựa trên các công cụ đo lường chuyên nghiệp, phân tích dữ liệu chi tiết và đưa ra những đề xuất cải tiến cụ thể cho các chương trình tiếp theo.

    Khả năng ứng dụng công nghệ vào đào tạo

    Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào đào tạo như hệ thống quản lý học tập (LMS), E-learning và các công cụ đo lường hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình.

    • Yếu: Chưa ứng dụng công nghệ hoặc chỉ sử dụng những công cụ lỗi thời, không hỗ trợ cho quá trình đào tạo hiệu quả.
    • Cơ bản: Có sử dụng công nghệ nhưng chủ yếu dừng ở các công cụ Cơ bản, không có sự tích hợp hoặc chưa đồng bộ.
    • Khá: Đã áp dụng các công nghệ hiện đại và có sự tích hợp vào quá trình đào tạo, hỗ trợ tốt việc quản lý và tổ chức đào tạo.
    • Tốt: Sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất, kết hợp linh hoạt vào toàn bộ quy trình đào tạo, từ quản lý học viên đến đo lường hiệu quả, tạo điều kiện học tập tối ưu và đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa cho từng học viên.

    Xem thêm: Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ phận L&D - phần 3 & 4

    Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ phận L&D - phần 5 & 6

    #Tags:

    Các bài viết khác cùng chủ đề

    Bộ tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả: Nhà quản lý nào cũng cần biết
    Bộ tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả: Nhà quản lý nào cũng cần biết
    29 tháng 04, 2025
    Onboard là gì: Quy trình onboarding và những điều cần biết
    Onboard là gì: Quy trình onboarding và những điều cần biết
    29 tháng 04, 2025
    Quy trình đào tạo: Xây dựng lộ trình phát triển bền vững cho doanh nghiệp
    Quy trình đào tạo: Xây dựng lộ trình phát triển bền vững cho doanh nghiệp
    29 tháng 04, 2025
    Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ phận L&D - phần 3 & 4
    Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ phận L&D - phần 3 & 4
    28 tháng 04, 2025
    Học tập trong dòng chảy công việc: Khái niệm, lợi ích và nguyên tắc để tối ưu hiệu suất
    Học tập trong dòng chảy công việc: Khái niệm, lợi ích và nguyên tắc để tối ưu hiệu suất
    28 tháng 04, 2025
    Xây dựng văn hóa học tập: Chìa khóa mở ra sự phát triển bền vững cho tổ chức
    Xây dựng văn hóa học tập: Chìa khóa mở ra sự phát triển bền vững cho tổ chức
    28 tháng 04, 2025
    - Aa +
    Đọc nhiều nhất
    Thành công của Viettel - Đào tạo nhân sự là chìa khóa vàng
    Thành công của Viettel - Đào tạo nhân sự là chìa khóa vàng
    25 tháng 04, 2025
    TH true MILK - Người tiên phong trong ngành sữa tươi Việt Nam với đổi mới đào tạo
    TH true MILK - Người tiên phong trong ngành sữa tươi Việt Nam với đổi mới đào tạo
    25 tháng 04, 2025
    LMS - Chìa khóa vàng mở cánh cửa đào tạo trực tuyến tại VNU
    LMS - Chìa khóa vàng mở cánh cửa đào tạo trực tuyến tại VNU
    16 tháng 04, 2025
    Ứng Dụng VR Trong Đào Tạo Trực Tuyến Tại Việt Nam: Khám Phá Xu Hướng và Tiềm Năng của Công Nghệ Thực Tế Ảo
    Ứng Dụng VR Trong Đào Tạo Trực Tuyến Tại Việt Nam: Khám Phá Xu Hướng và Tiềm Năng của Công Nghệ Thực Tế Ảo
    29 tháng 04, 2025
    Checklist các trò chơi tương tác khi thuyết trình trong doanh nghiệp
    Checklist các trò chơi tương tác khi thuyết trình trong doanh nghiệp
    29 tháng 04, 2025
    Vươn đến trời xanh - Vietnam Airlines cùng đôi cánh đào tạo nguồn nhân sự
    Vươn đến trời xanh - Vietnam Airlines cùng đôi cánh đào tạo nguồn nhân sự
    25 tháng 04, 2025
    Vinpearl Đổi Mới Đào Tạo Nhân Sự Với E-learning
    Vinpearl Đổi Mới Đào Tạo Nhân Sự Với E-learning
    25 tháng 04, 2025
    SeABank - Hành trình trở thành một trong những môi trường lý tưởng nhất của nhân sự ngân hàng
    SeABank - Hành trình trở thành một trong những môi trường lý tưởng nhất của nhân sự ngân hàng
    25 tháng 04, 2025
    AI và tương lai giáo dục tại Việt Nam: Hành trình đặt người  học làm trung tâm
    AI và tương lai giáo dục tại Việt Nam: Hành trình đặt người học làm trung tâm
    28 tháng 04, 2025
    Bamboo Airways - Tái tạo nhân sự, định hình tương lai
    Bamboo Airways - Tái tạo nhân sự, định hình tương lai
    25 tháng 04, 2025
    Lời nhắn Liên hệ Zalo