Content bắt đầu từ đâu?
Học tập – hành trình của sự thay đổi
Mỗi hành trình học tập đều bắt đầu từ câu hỏi: “Người học cần gì để trở nên giỏi hơn?”. Theo định nghĩa từ Wikipedia, học tập không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức mà còn là sự thay đổi tư duy, hành vi và kỹ năng. Đó là hành trình từ việc nắm bắt ý tưởng ban đầu đến việc chuyển hóa nó thành giá trị thực tiễn.
Chu trình học tập PACT – 4 mảnh ghép của sự phát triển
Học tập không đơn thuần là việc ghi nhớ, mà là cả một chu trình được kết nối chặt chẽ qua 4 bước:
TráiGiữaPhảiXóa |
![]() |
Chu trình học tập PACT |
- Thu nhận (Procure): Giống như gieo hạt, đây là giai đoạn người học tiếp cận thông tin mới – qua video, tài liệu, hoặc thảo luận nhóm.
- Áp dụng (Apply): Khi hạt giống đã nảy mầm, đây là lúc áp dụng kiến thức vào thực tế để kiểm nghiệm khả năng của bản thân.
- Xem xét (Consider): Người học như một “người làm vườn”, cẩn trọng đánh giá quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của bản thân và rút kinh nghiệm từ thành công lẫn thất bại của mình.
- Chuyển hóa (Transform): Kiến thức được mài giũa, trở thành kỹ năng và sự thay đổi lâu dài trong cách làm việc.
Mô hình kết nối: Khi nội dung và người học gặp nhau
TráiGiữaPhảiXóa |
![]() |
Bridging the Divide: Solving the Communication Breakdown between L&D and Learners |
Theo nghiên cứu "Bridging the Divide: Solving the Communication Breakdown between L&D and Learners" của Mindtools (2010), nội dung E-learning không thể tách rời người học. Hệ thống học tập lý tưởng phải như một chiếc cầu vững chắc, nơi người học dễ dàng tiếp cận kiến thức thông qua thiết kế thân thiện, rõ ràng và hữu ích.
Nghiên cứu "Bridging the Divide" của Mindtools chia hành trình học tập thành bốn nhóm: xã hội (offline và online) và cá nhân (offline và online), với các yếu tố ảnh hưởng nổi bật:
- Xã hội - Offline: 81% nhân viên học qua hỗ trợ từ quản lý, 70% từ cố vấn và 57% qua lớp học truyền thống.
- Xã hội - Online: 91% học thông qua phối hợp nhóm, 57% từ tài liệu, 49% qua mạng lưới trực tuyến và 44% qua webinar.
- Cá nhân - Offline: 47% học qua phân tích công việc thực tế, 41% từ sách.
- Cá nhân - Online: 70% sử dụng Google, 51% qua e-learning, 40% qua video, và 32% qua MOOC và blog.
Mô hình này nhấn mạnh sự phối hợp giữa các phương pháp học tập truyền thống và hiện đại để tối ưu hiệu quả học tập, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân viên.
E-learning Content gồm những loại nào?
3 loại E-learning Content
-
Doanh nghiệp tự sản xuất nội dung
Đây là cách tiếp cận khi doanh nghiệp sở hữu đội ngũ chuyên trách về số hóa. Những tài liệu và khóa học được sản xuất “đo ni đóng giày” giúp phản ánh rõ nét văn hóa và giá trị riêng của tổ chức.
- Thuê ngoài để số hóa nội dung
Trong trường hợp không có đội ngũ chuyên trách hoặc muốn đảm bảo chất lượng cao nhất, doanh nghiệp có thể hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến.
- Thu thập và điều phối nguồn tài nguyên bên ngoài
Sử dụng các tài liệu có sẵn từ các khóa học trực tuyến hoặc nền tảng đào tạo nổi tiếng, sau đó tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
Các tiêu chí vàng khi lựa chọn E-learning Content
- Phù hợp với mục tiêu: Nội dung phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh và nhu cầu phát triển của nhân viên.
- Ngân sách hợp lý: Lựa chọn giải pháp vừa túi tiền nhưng đảm bảo giá trị lâu dài.
- Trải nghiệm người dùng: Nội dung nên hấp dẫn, dễ hiểu và tạo động lực học tập.
- Khả năng quản trị: Dễ dàng triển khai, đo lường và cải thiện theo thời gian.
Hành trình trải nghiệm học tập và phong cách học tập của nhân viên
Mỗi cá nhân – một cách học khác nhau: Nhân viên không phải là những bản sao giống nhau. Một số người học qua hình ảnh, số khác lại cần âm thanh hoặc thích thực hành trực tiếp. Hiểu được phong cách học tập cá nhân là chìa khóa để tạo ra nội dung E-learning thu hút và hiệu quả.
4 phong cách học tập (Learning Styles) theo mô hình VARK
Hiểu được phong cách học tập ưa thích của bản thân giúp người học có phương pháp học tập hiệu quả hơn. Mô hình VARK (Flemming & Mill,1992) là một trong những mô hình nổi tiếng nhất, phân loại phong cách học tập thành 4 nhóm, bao gồm:
- Visual learners (pictures, movies, diagram, table, chart, graphs)
- Auditory learners (music, discussion, lecture)
- Reading & Writing (making list, reading textbook, taking notes)
- Kinesthetic learning (movement, experiments, hands-on activities)
TráiGiữaPhảiXóa |
![]() |
4 phong cách học tập theo mô hình VARK |
- Visual learners (pictures, movies, diagram, table, chart, graphs):
Một số người học tập tốt nhất thông qua “thị giác” - họ sẽ học tốt hơn khi nhìn các hình ảnh. Họ có xu hướng thể hiện thông tin thông qua biểu đồ, bảng, handouts. Nhóm này được gọi là “VISUAL LEARNERS”
- Auditory learners (music, discussion, lecture):
Một số người học tập tốt nhất thông qua “thính giác” - họ sẽ học tốt hơn khi nghe, nói, thảo luận, tranh biện về chủ đề họ đang học. Đây là nhóm người thích nghe audio books, học thuộc bằng cách đọc to các thông tin họ tiếp cận, thích nghe và kể các câu chuyện. Nhóm này sẽ rất thích hợp với các hoạt động thảo luận nhóm nhỏ (small discussion) giúp họ được thể hiện ý kiến và thảo luận nội dung học
- Reading & Writing learners (making list, reading textbook, taking notes):
Đây là nhóm ưa thích học qua chữ viết (written word), bao gồm đọc và viết. Nhóm này có xu hướng ưa thích tham khảo, nghiên cứu khối lượng lớn tài liệu sách, báo và khi đọc họ có xu hướng đánh dấu (making notes), gạch chân các thông tin quan trọng. Học thích tra cứu từ điển, search tài liệu thông tin. Họ thích các hoạt động học tập như xếp chữ, đố từ,..
- Kinesthetic learners (movement, experiments, hands-on activities):
Đây là nhóm ưa thích học tập thông qua “xúc giác”, nghĩa là khi họ có các tương tác cơ thể, được chuyển động, tham gia các hoạt động đóng vai, sử dụng đôi bàn tay, lắp ráp, sử dụng công cụ. Họ ưa thích các hoạt động đào tạo được thực hành trực tiếp, đóng vai, sử dụng các học liệu, kết nối với bạn học, ứng dụng lý thuyết vào thực tế
Mỗi người có thể có 1 đến 2 phong cách ưa thích nổi trội, hoặc cân bằng giữa nhiều phương pháp khác nhau. Việc hiểu phong cách học tập giúp người học học hiệu quả hơn. Đồng thời cũng giúp người đứng lớp thiết kế bài giảng với nhiều hoạt động học đa dạng, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Cho dù cùng một khóa học, cùng 1 chủ đề, sự tương tác, phản hồi của nhóm học viên khác nhau là hoàn toàn khác biệt. Bởi mỗi người học sẽ có một trải nghiệm khác nhau và đóng góp vào trong các hoạt động của lớp học những hiểu biết, cảm xúc, đúc kết của riêng họ.
Cá nhân hóa nội dung – yếu tố quyết định thành công: Một chương trình E-learning chất lượng không chỉ cung cấp nội dung hấp dẫn mà còn cần linh hoạt để phù hợp với từng nhân viên. Việc cá nhân hóa này không chỉ nâng cao trải nghiệm mà còn giúp nhân viên ghi nhớ và áp dụng kiến thức hiệu quả hơn.
Thách thức và giải pháp
- Thách thức: Nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc duy trì động lực học tập hoặc đối mặt với rào cản công nghệ.
- Giải pháp: Tích hợp đa phương tiện, thiết kế nội dung theo từng bước nhỏ và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật kịp thời.
Một hành trình học tập được thiết kế phù hợp sẽ không chỉ giúp nhân viên tiếp thu nhanh hơn mà còn gia tăng sự tự tin khi áp dụng vào công việc thực tế.
Những nguồn content doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên
Để giữ chân nhân viên trong hành trình học tập, nội dung cần được làm phong phú và đa dạng:
-
Video đào tạo: Từ quy trình kỹ thuật đến kỹ năng mềm, video luôn là hình thức hấp dẫn và dễ tiếp cận nhất.
- Bài viết và tài liệu: Những hướng dẫn cụ thể hoặc báo cáo chuyên môn luôn là nguồn tham khảo quý giá.
- Khóa học trực tuyến: Các khóa học thiết kế bài bản về kỹ năng chuyên môn, công nghệ hoặc kỹ năng lãnh đạo.
- Podcast và webinar: Buổi trò chuyện từ chuyên gia hoặc hội thảo trực tuyến cập nhật xu hướng mới nhất.
- Công cụ hỗ trợ và checklist: Những tài liệu ngắn gọn nhưng hữu ích, giúp nhân viên nhanh chóng giải quyết công việc.
- Mạng nội bộ hoặc diễn đàn: Một không gian giao tiếp mở, nơi mọi người có thể trao đổi ý tưởng và chia sẻ kiến thức.
Xây dựng E-learning Content chất lượng không chỉ là việc cung cấp kiến thức, mà là tạo ra một hành trình học tập truyền cảm hứng. Với nội dung đúng đắn và phương pháp triển khai phù hợp, doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả đào tạo mà còn góp phần xây dựng văn hóa học tập bền vững, giúp đội ngũ nhân viên phát triển toàn diện và lâu dài.